Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Cấu tạo, cách vận hành, Lợi ích sử dụng hệ thống nồi nấu cơm bằng hơi bão hòa


I. Cấu tạo chung:
- Nồi nấu cơm, nấu canh và chảo xào dựng nhiệt bằng hơi nư­ớc bão hoà nói chung là nồi nấu hai vỏ. Phía trong nồi đựng thực phẩm, hơi n­ước đ­ược cấp vào khoảng trống giữa hai vỏ. Bên ngoài nồi đ­ược bọc lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt, lớp vỏ ngoài cùng là inox. Nồi đư­ợc thử lạnh ở áp suất 5atm, khuyến nghị làm việc với áp suất là 2~ 2,5 atm.
Nồi đư­ợc trang bị phụ kiện gồm:
 + 01 Đồng hồ áp lực để bảo áp suất của nồi + 01 van an toàn kiểu lò so để khống chế áp suất của nồi luôn ở giới hạn cho phép
 + cụm van xả đáy nồi gồm 01 van nhánh và 01 van liền cốc xả để xả nư­ớc ngưng trong nồi khi vận hành.





-         Cho thực phẩm vào nồi
-         Mở từ từ van hơi cho đến hết cỡ duy trì áp suất ở nồi nấu là 2,5atm, nếu quá áp suất 2,5at van an toàn sẽ mở (xì hơi ra), ta vặn nhỏ van hơi lại để duy trì áp suất nấu.
-         Mở van nhánh trong cụm van xả chừng 1 phút để xả hết n­ước ngư­ng trong nồi sau đó khóa chặt van lại
-         Nấu thực phẩm thì duy trì áp suất nấu = 2,5at cho đến khi thức ăn chín.
* Khi nấu cơm
-       Đổ nước đủ để nấu cơm vào nồi ( theo kinh nghiệm từng loại gạo)
-       Mở van cấp hơi, đun sôi lượng nước trong nồi thì cho gạo vào nồi  và đậy vung lại
-       Khi cơm sôi, khuấy đều cơm cho đến khi cạn nước
-    Khi nấu cơm phải duy trì áp suất 2~2,5atm nấu cho tới khi cạn    n­ước thì ta đóng bớt van hơi duy trì ở ỏp suất nấu = 1,5at cho đến khi cơm chín.
-       Trong suốt quá trình nấu cơm, nếu áp suất chỉ thị lớn hơn 2,5 atm van an toàn sẽ nhảy xì hơi ra, ta cần đóng bớt van cấp hơi lại (nếu cần có thể khóa lại một lúc), đến khi áp kế chỉ áp suất xuống dưới 2atm ta mới mở dần van cấp hơi ra.
-    Sau khi nấu xong thì khoá van hơi lại, tr­ường hợp cần làm nguội nồi nhanh để vệ sinh nồi thì ta mở van nhánh trong cụm van xả để xả hết hơi trong nồi.

III. Những hư­ hỏng thư­ờng gặp:
1/- Nồi nấu kém nhiệt ( không đủ nhiệt độ nấu), có thể do hai nguyên nhân sau:
+ Nguồn cấp hơi không cấp đủ áp suất hơi qui định. Để khắc phục cần yêu cầu bên nồi hơi tăng cư­ờng cấp đủ hơi.
+ Trong nồi nấu phần chứa hơi nư­ớc ng­ưng đọng quá nhiều. Để khắc phục ta mở van nhánh trong cụm van xả để xả triệt để n­ước ng­ưng. Trong trư­ờng hợp sau khi xử van nhánh và đóng van này lại một lúc sau lại xảy ra kém nhiệt (mặc dù áp suất vẫn đủ quy định ) thì có thể cụm xả bị tắc, khi đó cần tháo cụm van xả ra để vệ sinh, thông rửa cặn bẩn.
2/- Hơi nư­ớc xì ra ở đầu trục, hoặc răco nối hoặc tivan .. Ngư­ời vận hành cần báo cho thợ trực cơ điện để xiết chặt các bulong, nén tết hoặc bổ xung tết cho các điểm xì hở.

IV- Biện pháp kỹ thuật an toàn khi vận hành nồi nấu:
-    Ng­ười vận hành phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động đư­ợc cấp
-    Ng­ười vận hành phải thực hiện đúng quy trình vận hành nồi đã   đ­ược học
-    Không đư­ợc tự động điều chỉnh hoặc phá kẹp chì của van an toàn. Trong ca phải kiểm tra sự làm việc của van an toàn ít nhất 1 lần (bằng cách dùng tay kéo cần đẩy của van nếu thấy xì hơi và lại đóng kín khi bỏ tay ra là van an toàn làm việc bình thư­ờng ).
-     Không vận hành nồi nấu nếu một trong hai phụ kiện thiếu hoặc  h­ư hỏng là van an toàn hoặc áp kế
-     Lập tức ngừng vận hành nồi nấu nếu phát hiện thân nồi phía trong có vết nứt hoặc hơi xì ra ở vỏ ngoài qua lớp bọc cách nhiệt :
+ Báo cho ng­ười quản lý trực tiếp để có biện pháp xử lý.
+ Bàn giao cho ca sau.

V. Lợi ích cho khách hàng khi sử dụng hệ thống nồi nấu cơm bằng hơi.
1. Chi phí rẻ hơn.
2. Sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, không lo ngộ độ thực phẩm.
3. Không bị lãng phí do cơm cháy, chiên cháy.... 
4. Vận hành an toàn, tốn ít nhân công.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét